Máy giặt là thiết bị gia dụng quá quen thuộc và không thể thiếu trong mọi gia đình. Tuy vậy, không phải ai cũng nghe đến từ bộ lọc máy giặt, một bộ phận quan trọng cần phải được vệ sinh định kỳ để đảm bảo hoạt động của máy. Vì vậy, Cùng Điện Nước Nhất Long tìm hiểu ngay nhé!
Bộ lọc máy giặt là gì?
Thông thường, máy giặt được thiết kế một bộ lọc để thu gom các sợi lông tơ, xơ vải trong quá trình giặt giũ. Nếu tích tụ lâu ngày, bộ lọc sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giặt và tuổi thọ của máy. Với một số máy giặt cửa trên, bộ lọc cặn dạng túi lưới sẽ nằm trực tiếp bên trong lồng giặt, lâu lâu mở ra sẽ thấy một lượng lớn chất bẩn tích tụ, rất tiện để vệ sinh.
Nhưng với các máy giặt cửa trước, bộ lọc cặn thường nằm ở góc dưới bên phải thân máy. Trong trường hợp không xác định được vị trí bộ lọc cặn, bạn tìm đọc lại hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy.
Vị trí của bộ lọc trong máy giặt
Đối với máy giặt cửa trước:
Cửa ở góc dưới bên phải của máy giặt lồng ngang là bộ lọc cặn. Sau khi mở nắp bộ lọc cặn ra, bạn có thể thấy túi lọc tương tự như phích cắm bình xăng ô tô. Nếu quá cứng, bạn có thể xoay nhẹ nó để lấy nó ra.
Đối với máy giặt cửa trên:
Túi lọc xơ vải thường được gắn phía bên trong lồng giặt.
Có cần thiết phải vệ sinh bộ lọc máy giặt không?
Khi sử dụng một thời gian dài, bạn cảm nhận máy giặt rung lắc mạnh, quần áo vẫn còn ướt, nước bị rò rỉ... hãy thử kiểm tra bộ phận này, có thể thấy bên trong có nhiều xơ, tóc và các chất bẩn khác.
Đồng thời, độ ẩm cao bên trong máy giặt tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Do đó, thường xuyên vệ sinh bộ lọc cặn sẽ giảm thiểu rủi ro về mầm bệnh lây lan, đặc biệt là các chứng bệnh về da và nâng cao chất lượng giặt tẩy. Nếu không bảo dưỡng, vệ sinh bộ lọc định kỳ, để lâu ngày có thể làm giảm tuổi thọ máy giặt hay dẫn đến tình trạng máy giặt ngừng hoạt động.
Hãy vệ sinh bộ lọc cặn ít nhất 4 lần trong năm. Dùng khăn ẩm loại bỏ các chất cặn bã do bột giặt còn sót lại. Nếu chất cặn bã quá dày, bạn có thể dùng bàn chải nhỏ lông mềm để quét chúng ra. Tháo tấm lọc ra khỏi bộ lọc cặn, đổ sạch bã và ngâm trong nước nóng khoảng 10 phút, nhằm loại bỏ các sợi vải hoặc cặn bã mà khăn ẩm không thể lau sạch được. Một số mẫu sẽ có nắp đậy an toàn nên cần sử dụng các dụng cụ để cậy.
Lưu ý: Vệ sinh bộ lọc rất đơn giản chỉ cần tháo rời và rửa sạch, nhưng bạn phải cẩn thận ngắt nguồn cấp điện cho máy giặt trước khi tiến hành tháo lắp để vệ sinh. Khi đó, dây điện phải được quấn gọn gàng, đặt nơi khô ráo để không gây nguy hiểm sau khi khởi động lại máy.
Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh gioăng cao su để đóng kín nắp của máy giặt. Dùng 1 tấm vải nhỏ để lau sạch cặn bã sót lại, giúp kéo dài tuổi thọ cho bộ lọc và quần áo được sạch sẽ hơn trong các lần giặt giũ tiếp theo.