Cách sử dụng điều hòa hai chiều tiết kiệm là gì? Điều hòa hai chiều không chỉ tạo ra hơi lạnh mà còn có chức năng sưởi ấm trong những ngày lạnh lẽo. Nhưng không phải ai cũng biết đến để mua hoặc có thể sử dụng hiệu quả thiết bị này. Vậy hãy cùng Điện Nước Nhất Long tìm hiểu một cách đầy đủ ngay sau đây.

Nguyên lý hoạt động chế độ sưởi ở điều hòa 2 chiều

Hướng dẫn sử dụng điều hóa 2 chiều tiết kiệm

Điều hòa 2 chiều có cấu tạo tương tự so với máy lạnh 1 chiều, cụ thể gồm các bộ phận cơ bản như dàn nóng (còn gọi dàn ngưng tụ), dàn lạnh (hay gọi là dàn bay hơi), máy nén (còn gọi là block máy), quạt dàn lạnh, ống dẫn gas, bảng điều khiển, van tiết lưu,…

Tuy nhiên, điều hòa 2 chiều được trang bị thêm van đảo chiều thường được đặt sau máy nén để làm thay đổi chiều đi của gas, nhờ đó giúp cho điều hòa 2 chiều vừa có khả năng sưởi ấm vừa có chức năng làm mát.

Nguyên lý sưởi ấm trên điều hòa 2 chiều

Khi chế độ sưởi ấm được kích hoạt, van đảo chiều sẽ được cấp điện. Lúc này, cửa 1 và cửa 4 trên van đảo chiều sẽ được thông với nhau, tương tự đối với cửa 2 và cửa 3.

Hướng dẫn sử dụng điều hóa 2 chiều tiết kiệm

Ngoài ra, vai trò của dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa sẽ bị thay đổi. Cụ thể, dàn nóng của điều hòa (thường đặt bên ngoài) sẽ đóng vai trò là dàn lạnh, trong khi dàn lạnh (được lắp đặt bên trong nhà) đóng vai trò là dàn nóng.

Khí gas từ dàn nóng ngoài trời (tồn tại ở dạng thể khí có áp suất thấp và nhiệt độ cao) sẽ đi qua cửa 2 và cửa 3 của van đảo chiều, rồi đi qua bình bẫy gas lỏng trước khi đi vào cửa hút của block máy.

Sau khi được nén tại block máy, khí gas có nhiệt độ cao và áp suất cao sẽ được di chuyển đến dàn lạnh trong nhà thông qua cửa 1 và cửa 4 của van đảo chiều. Lúc này, khí gas thu nhiệt lạnh trong căn phòng, rồi dần chuyển sang thể lỏng có nhiệt độ thấp và áp suất cao.

Dòng gas lỏng (có nhiệt độ thấp và áp suất cao) sẽ đi qua van tiết lưu, rồi chuyển sang trạng thái lỏng (có nhiệt độ thấp và áp suất thấp).

Tiếp đó, gas sẽ được di chuyển qua phin lọc để loại bỏ hầu hết các tạp chất, rồi được dẫn tới dàn nóng ngoài trời. Tại đây, nó sẽ được tỏa nhiệt lạnh ra môi trường và dần chuyển sang trạng thái khí (có nhiệt độ cao và áp suất thấp).

Cuối cùng, sau khi kết thúc 1 quy trình làm nóng như vậy, khí gas từ dàn nóng ngoài trời sẽ tiếp tục đi qua cửa 2 và cửa 3 của van đảo chiều, rồi lại qua bình bẫy gas lỏng trước khi đi về block máy để bắt đầu chu trình mới tiếp theo.

Dùng điều hoà để sưởi ấm như thế nào cho tiết kiệm điện?

Công suất của điều hòa phải phù hợp với kích thước phòng

Tốc độ làm nóng của máy nén không khí trên điều hòa 2 chiều phụ thuộc vào công suất hoạt động, diện tích không gian của căn phòng. Do đó, khi chọn mua điều hòa, tùy thuộc vào diện tích căn phòng của mình để lựa chọn sản phẩm có công suất phù hợp. Cụ thể như sau:

Diện tích

Công suất phù hợp

Nhỏ hơn 15 m2

9,000 BTU (1 HP)

15 - 20 m2

12,000 BTU (1.5 HP)

20 - 30 m2

18,000 BTU (2 HP)

30 - 40 m2

24,000 BTU (2.5 HP)  

Không để nhiệt độ chênh lệch quá cao

Bạn không nên cài đặt mức nhiệt quá cao. Khoảng chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời cao nhất là 8 độ, nếu không dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, gây ra các bệnh về hô hấp.

Khoảng chênh lệch càng thấp thì hóa đơn tiền điện cũng giảm song song. Đồng thời, vào mùa đông, việc giảm mức nhiệt cài đặt mỗi 2 độ sẽ giúp bạn tiết kiệm được hơn 10% điện năng tiêu thụ.

Điều chỉnh tốc độ gió hợp lý

Hướng dẫn sử dụng điều hóa 2 chiều tiết kiệm

Bạn nên chỉnh tốc độ gió cao lúc mới bật điều hòa để nhanh chóng hút hơi ẩm ra khỏi phòng, để không khí khô ráo hơn. Khi mức nhiệt đã cân bằng, bạn nên cài đặt lại tốc độ thấp để tránh khô da và quá trình sưởi tiết kiệm điện hơn.

Đóng kín cửa

Cũng là một phương pháp hữu hiệu để tiết kiệm điện năng. Việc đóng kín cửa sẽ ngăn không cho gió lùa vào để nhiệt độ trong nhà được giữ ấm ổn định. Tuy nhiên, cách này làm cho không khí không được lưu thông và dễ gây hại cho sức khỏe.

Do đó, bạn nên cân đối thói quen này, như sử dụng điều hòa được khoảng 4 tiếng thì nên tắt máy và mở cửa để không khí tự nhiên lùa vào.

Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên

Bạn nên thường xuyên vệ sinh bộ lọc không khí và dàn trao đổi nhiệt khoảng 3 - 6 tháng/lần (tùy theo tần suất sử dụng) để tăng hiệu quả giữ ấm, đồng thời, tránh được một số căn bệnh về đường hô hấp do bụi bẩn và nấm mốc gây ra.

Bên cạnh đó, bộ lọc của máy điều hòa sạch sẽ có thể giảm đến 15% điện tiêu thụ, tiết kiệm điện năng đáng kể.