Ống thoát nước mưa là một vật dụng không thể thiếu trong nhà nhưng chỉ việc mua đại một ống nước là chưa đủ mà còn phải tùy thuộc vào cấu trúc căn nhà và điều kiện môi trường. Như thế sẽ hạn chế được nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình sừ dụng, giúp đảm bảo độ bền theo thời gian của ống thoát nước. Vậy cách tính kích thước ống thoát nước mưa ra sao? Và cách lắp đặt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.
Cách tính kích thước ống thoát nước mưa ra sao?
Phương pháp và công thức tính toán:
– TCXD 5641-1991: Bể chứa bằng bê tông cốt thép. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
– TCXDVN 51:1984 Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
– Việc tính toán thủy lực – theo tiêu chuẩn 20 TCN-54-84:
– Căn cứ vào bản vẽ kiến trúc, bố trí các phễu thu sàn và ống đứng. Xác định lưu lượng phụ trách của tuyến ống chính.
– Nước mưa được thu gom và cho chuyển thẳng ra cống chính hoặc đến trạm xử lý nước thảy tập trung của khu dân cư.
+ Xác định lưu lượng và đường kính ống:
VD: Tính toán thoát nước mưa trên sân thượng và mái:
– Diện tích sàn sân thượng (nơi thu nước mưa ) : 2780 m² , diện tích khác còn lại là 200 m².
– Các số liệu mưa được lấy theo TCVN. Ví dụ tại địa điểm HÀ NỘI, cường độ mưa q5 = 484.6 l/s.ha
–> Theo TCVN lưu lượng mưa là: Qm= (K x F x q5)/10000 = (2 x (2780+200) x 484.6)/10000 = 289 l/s .
–> Lưu lượng thoát nước của mỗi cầu chắn rác trên mái (33 ống, 33 cầu chắn rác) => 289/33 ~ 9 l/s.
–> Cầu chắn rác DN100 có khả năng thoát tối đa 12 l/s (theo bảng 9 TCVN 4474-1987).
–> Chọn cầu chắn rác DN100.
– Ngoài ra còn có tổng diện tích thu nước sân vườn khác là 500 m² => Qsv = 48,46 ~ 50 l/s.
– Lưu lượng thoát nước của mỗi ống DN100: 50/16~4 l/s.
–> Ống DN100 có khả năng thoát tối đa 10 l/s (theo TCVN 4474-1987).
–> Chọn ống thoát DN100.
=> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ lắp đặt hệ thống ống nước HCM
Nơi trả lời mọi thắc mắc, giải quyết tất cả vấn đề bạn gặp phải!
Kích thước ống nước mưa dành cho hệ thống nhà ở
Theo như kinh nghiệm trong nghề thì tôi sẻ đưa ra một số gợi ý về các tiêu chuẩn thoát nước mưa trên mái. Đối với hệ thống ống thoát nước mưa thì bạn nên sử dụng ống Ø 60, đối với các công trình lớn hơn thì nên dùng ống Ø 75, còn lại các công ty, xí nghiệp trở lên nên dùng ống > Ø 90.
Cách lắp đặt ống thoát nước mưa
Phải thiết kế seno (máng nước BTCT) dưới viền mái nước mưa từ mặt mái chảy xuống seno, rồi từ sênô chảy dốc về phía phễu thu có rọ chắn rác (độ dốc i = 1 đến 2%), đi xuống ống đứng tới mặt đất và chảy ra cống.
Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu nhà mái bằng hệ thống rút nước mưa trên mái có thể bố trí ở trong hoặc ngoài. có thể sử dụng máng đối với các công trình thấp lượng mưa ít
Thoát nước mưa bên trong nhà là giải quyết thu nước mưa
trên mái tập trung vào các ống đứng ở phía trong nhà, đảm bảo thoát nước nhanh chóng và hiệu quả
Hệ thống thoát nước mưa trên mái bên trong nhà rất phức tạp khi xảy ra dột rất khó sửa chữa. Một ống nước đứng 100mm có thể phục vụ một diện tích mái từ 70 + 120m2 tuỳ lượng mưa từng địa phương.
Cấu tạo sênô, phễu thu và ống đứng
Cấu tạo Sênô :
-
Có thể làm BTCT lắp ghép kiểu panen chữ U hoặc BTCT toàn khối chống thấm
-
Lòng sênô phải đảm bảo có chiều sâu chứa nước tối thiểu là 200mm và chiều rộng tối thiểu là 200mm, trát vữa xi măng cát mác 50, đánh màu xi măng nguyên chất và tạo độ dốc i = 1 đến 2% về phía phễu thu.
-
Là một bộ phận của hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà, dọc theo chiều dài sênô
-
Nếu là sênô lắp ghép thì chú ý vị trí giáp nhau giữa mép sênô và mái phải sử dụng lớp bê tông chóng thấm và phải cao hơn vị trí ống trần lớn hơn hoặc bằng 10cm.
Phễu thu và lưới chắn rác
-
Phễu thu là bộ phận đầu tiên của hệ thống đường ống thu nước mưa, đặt ở vị trí thuận lợi giúp tăng thẩm mỹ cũng như khả năng thoát nước.
-
Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà với phễu thu là là 1 đoạn ống phía trên miệng loe rộng để thu nước nhanh từ sênô chảy vào, và phía dưới là một đoạn ống tròn thẳng
-
Trên miệng phễu thu thường được lắp lưới chắn rác, thường được đan bằng nan thép thành hình cầu hoặc là các tấm bằng gang có đục lỗ hay xẻ rãnh.
Ống đứng