Trong nội dung này, Điện nước Nhất Long sẽ trình bày chi tiết về cấu tạo của máy giặt để độc giả khi tìm hiểu về máy giặt sẽ hiểu tường tận từ số lượng bộ phận tới chức năng của từng bộ phận cũng như các lỗi trục trặc có thể xảy ra. Sửa máy giặt cũng không phải là vấn đề quá khó với người sử dụng khi gặp những trục trặc cơ bản, từ việc hiểu về máy giặt sẽ giúp chúng ta phán đoán trục trặc ở bộ phận nào chính xác hơn hoặc đơn giản hơn là chúng ta có thể kiểm soát được cần thay bộ phận nào khi xảy ra sự cố.
Vậy cấu tạo của máy giặt và nguyên lý hoạt động ra sao? Tất cả những vấn đề đó sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Cấu tạo của máy giặt, các bộ phận chính
Để giúp độc giả dễ hiểu hơn về cấu tạo của máy giặt, Nhất Long sẽ tạm chia máy giặt thành 5 bộ phận chính:
1. Bộ phận cấp nước vào máy: đây là bộ phận được phân tích đầu tiên bởi việc phân tích theo trình tự sẽ giúp độc giả dễ dàng hiểu hơn về cấu tạo của máy. Bộ phận này bao gồm các thiết bị nhỏ là 1) đường ống nước vào, 2) van cấp nước máy giặt, 3) khay đựng bột giặt, nước xả vải, 4) đường ống dẫn nước vào lồng máy giặt. Trong các bộ phận này chỉ có van cấp nước máy giặt là được điều khiển tự động, van này có chức năng đóng mở đường nước vào, phân chia đường nước và hòa trộn đường nước theo tỉ lệ nóng lạnh (một số máy giặt có chức năng này).
2. Bộ phận giặt: đây là bộ phận trung tâm của máy giặt thực hiện các hoạt động chính trong quá trình giặt quần áo. Bộ phận này bao gồm các thiết bị như 1) lồng máy giặt, 2) motor máy giặt, 3) nắp máy giặt, 4) dây curoa và một số bộ phận phụ. Các bộ phận này liên quan trực tiếp đến hoạt động của lồng giặt trong quá trình giặt.
3. Bộ phận xả nước thải: sau quá trình giặt phần nước thải cần được xả ra ngoài trước khi nước mới được cấp vào máy giặt, bộ phận xả nước có tác dụng bơm hết nước giặt ra ngoài trong thời gian ngắn. Bộ phận này bao gồm 1) lưới lọc bơm xả, 2) bơm xả máy giặt, 3) ống dẫn nước xả.
4. Bộ phận điều khiển: đây là bộ phận điều khiển toàn bộ hoạt động của máy giặt theo chương trình lập trình sẵn trong chíp điều khiển, trên bảng điều khiển máy giặt có các núm điều chỉnh chế độ, các công tắc đóng ngắt thông thường và một màn hình hiển thị.
5. Vỏ máy: đây là phần khung vỏ bao bọc bề ngoài máy giặt, có tác dụng bảo vệ toàn bộ các thiết bị bên trong máy giặt.
Chức năng của từng bộ phận
Để tìm hiểu kỹ về chức năng của tất cả các bộ phận trong máy giặt, độc giả có thể truy cập vào từng bộ phận để tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của từng bộ phận. Trong nội dung này, homecare24h sẽ trình bày cơ bản về chức năng của các bộ phận chính trong máy giặt:
- Van cấp nước máy giặt: bộ phận này có tác dụng điều khiển lượng nước vào trong máy giặt ở các giai đoạn khác nhau như cấp nước để hòa tan bột giặt hay cấp nước cho lồng giặt theo từng đợt. Đây chính là van điện từ được điều khiển tự động, van hoạt động nhờ một lõi điện từ thay đổi vị trí đóng mở khi có dòng điện cấp vào cuộn điện từ.
- Lồng máy giặt: Bộ phận này gồm hai thành phần chính là lồng bên ngoài và lồng bên trong, lồng bên ngoài thường bằng nhựa cứng có tác dụng chứa nước giặt trong quá trình giặt, lồng bên trong bằng inox có tác dụng chứa quần áo trong khi giặt. Lồng bên ngoài chính là lớp vỏ bao bọc các thành phần trong lồng giặt và được liên kết với khung máy giặt qua các thanh lò xo để giảm rung khi hoạt động, lồng bên trong được liên kết với trục quay để quay tròn trong quá trình giặt.
- Motor máy giặt: Đây là động cơ điện được sử dụng để tạo chuyển động quay tròn cho lồng giặt trong khi giặt và vắt khô quần áo. Motor máy giặt được lắp trực tiếp trên thân của lồng giặt ngoài để đảm bảo truyền chuyển động quay tốt nhất.
- Bộ điều khiển động cơ: đây là phần bảng mạch điện tử có tác dụng điều khiển motor máy giặt, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ bộ phận này sau.
- Nắp máy giặt: với máy giặt kiểu đứng, nắp máy giặt chỉ có tác dụng bảo vệ và cách ly người sử dụng trong khi máy đang hoạt động, còn với máy giặt cửa ngang thì nắp máy giặt có tác dụng đóng kín để ngăn nước tràn ra ngoài trong khi giặt, do vậy khi máy đang hoạt động thì không thể mở cửa.
- Dây curoa: đây là một loại dây đai được sử dụng phổ biến để truyền chuyển động quay từ trục động cơ sang trục quay của lồng giặt.
- Lưới lọc bơm xả: bộ phận này được đặt trước bơm xả nhằm lọc hết các loại rác lớn có trong nước xả sau khi giặt quần áo, nhằm tránh cho bơm xả máy giặt bị kẹt hay bị tắc đường xả.
Bơm xả máy giặt: sau khi kết thúc một lần giặt, nước bẩn trong máy giặt cần phải được thải ra ngoài, bơm xả chính là bộ phận bơm nước thải ra ngoài trước khi nước sạch được đưa vào lồng giặt cho quá trình tiếp theo.
- Bảng điều khiển máy giặt: đây là một bảng mạch điện tử có chức năng điều khiển toàn bộ hoạt động của máy giặt thông qua các chương trình điều khiển được nạp trong chíp điều khiển.
Nguyên lý hoạt động của máy giặt
Bước 1: Cho quần áo vào máy các bạn đóng cửa lắp máy rồi bật nguồn cho máy chạy lúc này máy sẽ đảo 2 chiều để cân lượng quần áo có trong lồng máy để cân lượng nước cho phù hợp với máy.
Bước 2: Khi máy cân xong bo mạch sẽ cấp điện ra van cấp nước để cho nước chảy qua van và chảy vào lồng máy giặt. Khi nước cấp vào trong lồng đủ với mức nước máy tự cân ban đầu phao áp lực sẽ báo về bo mạch và bo mạch sẽ ngừng cấp điện cho van cấp nước và bắt đầu cấp điện cho động cơ quay. Máy bắt đầu giặt.
Bước 3: Khi máy đã giặt xong động cơ sẽ không quay nữa đến mức thời gian được lập trình sẵn trên bo mạch máy sẽ chuyển sang chế độ xả nước và bo mạch sẽ cấp 1 nguồn điện ra cho van xả để van xả kéo ra để cho nước thoát ra ngoài, lúc này van xả kéo cả cò mổ ở bánh răng khế trong bộ số, khi nước thoát hết, phao báo mực nước sẽ báo về bo mạch là nước đã hết để bo mạch lại cấp nguồn cho động cơ máy giặt quay tiếp lúc này máy chỉ quay 1 chiều và làm cho lồng máy giặt quay theo với tốc độ rất nhanh có thể lên tới 100 vòng/ 1 phút.
Khi vắt xong 1 lần máy lại quay lại ở chế độ cấp nước và máy lại giặt, khi giặt xong máy bắt đầu vắt thêm 1 lần nữa và kết thúc chu trình giặt một mẻ quần áo.
Tuân thủ nguyên lý này, dòng máy giặt lồng đứng được nhà sản xuất thiết kế một đĩa xoay dưới đáy lồng giặt, có tác dụng đảo đều quần áo. Nhưng do quần áo là một khối không định hình nên việc xoay đảo trong quá trình giặt của dòng máy này thường không hoàn hảo, không đều. Còn thiết kế lồng giặt nằm ngang giúp tăng sức ma sát giữa quần áo và bề mặt lồng giặt trong quá trình sử dụng. Lực đảo quần áo theo đó cũng mạnh hơn, đều hơn. Vì vậy, cũng như khi bạn chà sát quần áo kỹ hơn lúc giặt tay, quần áo được giặt từ loại máy này cũng sạch hơn.
Tổng kết
Hầu như tất cả các bộ phận của máy giặt được liệt kê bên trên đều có thể xảy ra trục trặc vào bất cứ lúc nào, việc chúng ta hiểu được cấu tạo, chức năng, nguyên lý hoạt động và đặc biệt là các lỗi có thể xảy ra ở từng bộ phận sẽ giúp chính chúng ta dễ dàng nhận ra máy giặt đang gặp vấn đề ở đâu, có thể tự sửa tại nhà hay không và sửa như thế nào. Nếu phải liên hệ tới các trung tâm sửa chữa thì chúng ta cũng biết cách giải thích và kiểm soát được quá trình sửa máy giặt. Mọi ý kiến thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0912 418 434 - 911 985 435