Máy lạnh là một thiết bị khá là thông dụng trong cuộc sống hiện nay, được nhiều người ưa chuộng đặc biệt là trong những ngày nóng bức. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc nguyên lý hoạt máy lạnh của bạn hoạt động như thế nào và các thành phần cấu tạo nên thiết bị hữu dụng này là gì? 

Máy lạnh máy và điều hòa phân biệt ra sao?

Máy điều hòa, máy lạnh đều là tên gọi tắt của máy điều hòa không khí- là một thiết bị gia dụng, hệ thống hoặc cỗ máy được thiết kế để làm mát và hút nhiệt từ một đơn vị diện tích. Việc làm lạnh được thực hiện theo chu trình làm lạnh.

Phân biệt máy lạnh và máy điều hòa

Khác với thông gió, trong hệ thống điều hòa, không khí trước khi thổi vào phòng đã được xử lý về mặt nhiệt ẩm. Vì thế điều tiết không khí đạt hiệu quả cao hơn thông gió.

Điều hòa và máy lạnh có là hai định nghĩa khác nhau? Thực chất máy lạnh chính là định nghĩa thiếu của điều hòa. Hiện nay trên thị trường có hai loại máy điều hòa chính là máy điều hòa một chiều(máy lạnh) chỉ có thể làm lạnh và máy điều hòa hai chiều có thể làm lạnh và sưởi ấm.

Xem thêm: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN DÂN DỤNG

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa

Trước khi chúng ta đi vào mô tả nguyên lý hoạt động, việc hiểu rõ chức năng của từng bộ phận chính là điều quan trọng để giúp chúng ta hiểu nhanh và dễ dàng hơn. Các bộ phận chính bao gồm : cục nóng, cục lạnh, quạt gió, máy nén, van tiết lưu, gas (môi chất), và tác dụng của từng bộ phận được miêu tả dưới đây.

Cục lạnh điều hòa, hay còn gọi là dàn lạnh, đây là bộ phận của điều hòa được lắp đặt bên trong phòng cần làm mát. Cục lạnh có tác dụng hấp thụ nhiệt bên trong phòng để mang nhiệt ra ngoài môi trường (nói theo cách dễ hiểu là như vậy) thông qua một loại môi chất mang nhiệt được gọi là gas (không phải gas dùng trong bếp gas). Cấu tạo thông dụng nhất của bộ phận này là gồm các ống đồng được uốn thành nhiều lớp và được đặt trong một dàn lá nhôm dẫn nhiệt rất dày nhằm mục đích truyền nhiệt nhanh.

Cục nóng điều hòa, hay còn gọi là dàn nóng, bộ phận này có tác dụng tỏa nhiệt ra ngoài môi trường và được đặt ở môi trường ngoài tại vị trí thoáng mát (giúp tản nhiệt tốt hơn). Dàn nóng cũng giống như dàn lạnh, được cấu tạo bởi những ống đồng uốn nhiều lớp đặt trong dàn lá nhôm rất dày nhằm tản nhiệt nhanh.

Quạt dàn lạnh và quạt dàn nóng, bộ phận có tác dụng lưu thông không khí đi qua dàn lạnh và dàn nóng nhằm mang nhiệt đến (hấp thụ nhiệt ở dàn lạnh)  và mang nhiệt đi (xả nhiệt ở dàn nóng).

Máy nén điều hòa, bộ phận có tác dụng nén môi chất đang ở trạng thái mang nhiệt thấp và áp suất thấp (vừa đi qua dàn lạnh) sang trạng thái áp suất cao (dạng lỏng) và nhiệt độ cao, đồng thời tạo ra sự luân chuyển liên tục của môi chất trong đường ống dẫn.

Van tiết lưu, bộ phận có tác dụng ngược với máy nén nhằm chuyển môi chất từ trạng thái áp suất cao, nhiệt độ cao sang trạng thái áp suất thấp, nhiệt độ thấp.

Gas (môi chất lạnh), có tác dụng hấp thụ nhiệt tại dàn lạnh để truyền tới và tỏa nhiệt tại dàn nóng, các loại gas điều hòa thông dụng hiện nay thường là R410A, R32 và R22.

Nguyên lý hoạt động của điều hòa máy lạnh.

Trong quá trình máy hoạt động dàn lạnh chạy suốt không nghỉ, dàn nóng lúc chạy lúc nghỉ phụ thuộc vào nhiệt độ trong phòng đã đạt chưa.

Quạt dàn lạnh hút và thổi liên tục tạo ra sự luân chuyển và phân tán không khí lạnh đều trong phòng. Trong dàn lạnh có một cảm biến nhiệt độ của không khí nối với board xử lý tín hiệu (gọi tắt là board). Cảm biến này có nhiệm vụ cảm nhận nhiệt độ không khí hồi về dàn lạnh (đây là nhiệt độ trung bình của không khí trong phòng).Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt (là nhiệt độ cài đặt trên remote) khoảng 1-2°C thì board sẽ điều khiển dàn nóng chạy.

Khi dàn nóng chạy sẽ cung cấp gas lỏng tới dàn lạnh, gas lỏng bốc hơi trong dàn lạnh và thu nhiệt không khí đi qua dàn lạnh, không khí mất nhiệt nên nhiệt độ giảm xuống. Khi nhiệt độ không khí trong phòng giảm xuống bằng nhiệt độ cài đặt thì board sẽ điều khiển ngưng dàn nóng. Quá trình làm lạnh tạm ngưng.

nguyên lý hoạt động máy lạnh

Do có nhiệt độ trong phòng thấp hơn bên ngoài, nên có sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong cùng với các vật tỏa nhiệt bên trong làm nhiệt độ không khí trong phòng từ từ tăng lên cho đến khi cao hơn nhiệt độ cài đặt khoảng 1-2°C (khoảng chênh lệch nhiệt độ này tùy thuộc vào thiết kế của mỗi nhà sản xuất) thì board sẽ điều khiển dàn nóng chạy lại. Quá trình làm lạnh tiếp tục.

Khi dàn nóng chạy, dàn lạnh mới có chức năng làm lạnh và tiêu tốn điện nhiều nhất. Khi dàn nóng ngưng, dàn lạnh chỉ là cái quạt luân chuyển không khí trong phòng.

Mỗi máy lạnh lắp vào một phòng nào đó, khi hoạt động sẽ đạt được nhiệt độ thấp nhất nào đó. Đây là nhiệt độ cuối cùng mà máy có thể đạt được, không thể thấp hơn được. Nếu cài nhiệt độ trên remote thấp hơn nhiệt độ này thì dàn nóng sẽ chạy suốt và tiêu hao điện tối đa.

nguyên lý hoạt động của máy lạnh

Làm sao để biết được nhiệt độ thấp nhất, cách đơn giản nhất là chúng ta cho máy chạy với nhiệt thấp nhất trên remote, khoảng 20-30 phút sau chúng ta bấm remote nâng nhiệt độ lên đến khi nào nghe tiếng “tách” trên dàn lạnh thì có thể xem đó là nhiệt độ thấp nhất mà máy có thể đạt được. Tiếng “tách” vừa nghe là âm thanh của rơ-le trên board ngắt nguồn điều khiển dàn nóng. 

Để sử dụng máy hiệu quả về điện chúng ta phải vận hành máy từ nhiệt độ đó trở lên. Một phòng đươc đăt máy lạnh theo tiêu chuẩn thiết kế dùng cho sinh hoạt phải đạt nhiệt độ 24°C. Nhiệt độ môi trường mà cơ thể con người thích nghi nhất trong khoảng 25-27°C.

Những thông tin về nguyên lý hoạt động của máy lạnh vừa rồi của mà Nhất Long cung cấp hi vọng sẽ đem đến những kiến thức bổ ích. Mọi thông tin thắc mắc bạn có thể liên hệ tại Website hoặc gọi cho chúng tôi qua số: 0912 418 434 - 0911 985 435