Vào mùa nóng thời tiết khá là oi bức, việc ngồi trong phòng có máy lạnh là điều lý tưởng nhất. Nhưng để hoạt động lâu trong phòng máy lạnh thì bạn cần phải biết giữ sức khỏe. Vậy những bộ phận nào của cơ thể dễ bị tổn thương nhất khi sử dụng máy lạnh? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây.
Lý do bạn không nên ở trong môi trường máy lạnh quá lâu hoặc quá lạnh
Trước khi đến với những bộ phận dễ tổn thương trong phòng máy lạnh, hãy cùng tìm hiểu một chút về những nguyên nhân nên tránh ngồi máy lạnh trong thời gian dài.
Thứ nhất, lạnh đột ngột khiến nhiệt độ da và cơ thể có sự chênh lệch quá lớn. Nhiệt độ của chân tay thấp hơn thân nhiệt, dẫn tới chân tay bị lạnh, làm cho chức năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể cũng bị kém đi.
Thứ hai, khi bước ra từ phòng có nhiệt độ khá cao hoặc từ phòng khác đi vào trong phòng có thiết bị máy lạnh, sự chênh lệch điều hòa khá lớn hoặc đột ngột, hệ thần kinh thực vật của cơ thể khó thích ứng kịp, sẽ xuất hiện triệu chứng “bệnh máy lạnh”, với biểu hiện như dễ tức giận, căng thẳng, mất ngủ…
Thứ ba, phòng bật máy lạnh quá lạnh sẽ làm giảm các ion âm trong không khí. Các ion không khí vốn mang điện tích âm, có thể giúp kích thích thần kinh, cải thiện chức năng cơ thể, nên được gọi là “vitamin” không khí. Nếu thiếu các ion âm, có thể khiến con người cảm thấy không được thoải mái, có cảm giác tức ngực, tim đập nhanh, chóng mặt, yếu ớt, hiệu quả công việc và tình trạng sức khỏe giảm sút đáng kể.
6 bộ phận trên cơ thể dễ bị môi trường máy lạnh ảnh hưởng
Đường hô hấp
Đường hô hấp là nơi dễ bị tổn thương nhất. Khi không khí lạnh phá vỡ tuyến phòng thủ yếu ớt của đường hô hấp, nhẹ thì gặp các triệu chứng về đường hô hấp như, cảm cúm, ho, hắt hơi, sổ mũi; nặng thì bị viêm phổi. Theo các chuyên gia, làm việc, học tập, làm việc trong phòng có máy lạnh, đặc biệt những tòa cao ốc có máy lạnh tổng rất thích hợp cho vi khuẩn lây lan, xâm nhập vào cơ thể vì lúc này các “vitamin” trong không khí cung cấp cho cơ thể bị giảm đi đáng kể.
Trong nhiều trường hợp, mặc dù chưa có phản ứng về đường hô hấp trên, nhưng những người bị tổn thương đường hô hấp cũng có thể có các triệu chứng sốt, sợ lạnh, đau cơ, ho, không đờm hoặc ít đờm. Khi có các triệu chứng này, nếu không kịp thời chữa trị sẽ tiếp tục sốt dai dẳng, ho, ớn lạnh, nghiêm trọng hơn còn bị tử vong do suy hô hấp.
Dây thần kinh não
Những người thường xuyên ngồi trong phòng máy lạnh hay cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đây chính là phản ứng mất cân bằng thần kinh não thường gặp do môi trường máy lạnh gây ra. Ngoài gây ra bệnh cảm cúm, máy lạnh còn có thể làm tổn thương não.
Mặc dù các ion âm trong không khí có thể ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm mệt mỏi cho não, nhưng, khi máy lạnh không khí hấp thụ quá nhiều ion âm, lại khiến các ion dương trong phòng ngày càng nhiều, khiến hệ thống thần kinh não bị rối loạn.
Hệ thống khớp
Những người trẻ tuổi thường không mấy chú ý tới triệu chứng đau khớp do máy lạnh gây ra. Nhiệt độ ngoài trời mùa hè cao, nên mọi người thường mặc áo mỏng, khi bước vào phòng máy lạnh, gió lạnh thổi vào người, kích thích mạch máu co mạnh, máu không lưu thông, khiến khớp bị tổn thương, bị lạnh, đau, cứng cổ, lưng và chân tay đau.
Dạ dày
Ngoài ra, dạ dày là cơ quan rất mẫn cảm với khí hậu và nhiệt độ bên ngoài. Khi cơ thể chúng ta bị lạnh, dạ dày sẽ co thắt, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn, tiêu chảy… Thông thường chúng ta chỉ chú ý phòng lạnh giữ ấm vào đông, mà không biết được, ngay cả trong mùa hè, việc ăn uống đồ lạnh hoặc ngồi lâu dưới môi trường máy lạnh cũng có thể khiến cho dạ dày bị lạnh mà ảnh hướng đến chức năng của nó.
Xem thêm: Top 20 những điều cần chú ý để sử dụng máy lạnh an toàn và viết kiệm
Ở lâu trong môi trường máy lạnh, gió lạnh liên tục thổi, dẫn tới mỏi cổ, vẹo cổ… Theo các chuyên gia, dân công sở làm việc trong tư thế co ro quá lâu cũng gây mỏi cổ mỏi lưng, mỏi vai. Do đó, khi bật máy lạnh nếu không chú ý giữ ấm cho phần cổ, vai…dễ gây ra các bệnh về cổ, vai, thắt lưng.
Da
Rất nhiều máy lạnh lâu không được sử dụng, màng lọc không khí đã dính bụi bẩn, nấm mốc. Khi khí lạnh thổi trong phòng, ngấm vào da hoặc hấp thụ vào cơ thể, đồng thời, môi trường phòng kín, không khí không lưu thông, càng làm tăng nguy cơ da bị mẩn ngứa. Thời tiết lạnh, hanh khô, độ ẩm xuống thấp, đặc biệt làm việc trong môi trường máy lạnh khiến làn da dễ bị mất nước, dẫn tới khô và nứt nẻ.
Đây là tất cả thông tin về những bộ phận cơ thể dễ bị ảnh hưởng nhất bởi môi trường điều hòa mà Nhất Long muốn chia sẻ đến bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0912 418 434 - 0911 985 435