Máy điều hòa hiện đang được sử dụng ngày càng nhiều trong các hộ gia đình, giúp đem lại sự mát mẻ và sảng khoái trong những ngày thời tiết oi bức. Nhưng dù được sử dụng rộng rãi nhưng lại rất ít người biết cách sử dụng máy lạnh một cách an toàn và tiết kiệm điện. Vì thế, Nhất Long sẽ bật mí cho bạn những lưu ý khi sử dụng máy lạnh mà không phải ai cũng biết.

1. Nhiệt độ phù hợp nhất là 26°C điều hòa

Tuy rằng cơ thể người có khả năng điều hòa thân nhiệt, nhưng khả năng này có hạn, nhiệt độ trong phòng và bên ngoài chênh lệch quá lớn sẽ dễ khiến chúng ta bị ốm.

Chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời không nên quá lớn, thông thường vào khoảng 8°C đến 10°C. Vào mùa hè thời tiết khá nóng bức, nhiệt độ thường vào mức 35°C, vì vậy nhiệt độ trong phòng khoảng 26°C là thích hợp nhất, không dễ sinh bệnh. Đồng thời máy lạnh cũng khá tiết kiệm điện khi nhiệt độ không quá thấp.

2. Máy lạnh nên lắp đặt cách mặt đất trên 2 m

Lắp máy lạnh trên 2m

Thông thường lối gió vào của máy lạnh nằm ở nửa trên, lối gió thổi ra nằm ở nửa dưới, nếu lắp đặt máy lạnh ở vị trí quá cao, không khí lạnh chưa kịp thổi xuống phía dưới phòng thì đã bị máy lạnh hút ngược trở lại. Nếu lắp đặt máy lạnh ở quá thấp, sau khi mở máy tuy sẽ rất nhanh mát nhưng người dùng sẽ bị khí lạnh làm cho đau nhức.

Máy lạnh nên được lắp ở vị trí cao hơn đầu, lúc này cơ thể chúng ta sẽ ở trạng thái tốt nhất. Vì vậy, hãy cân nhắc lắp đặt máy lạnh ở vị trí khoảng 2m5 là tốt nhất.

3. Hãy mở chức năng hút ẩm vào những ngày hè

Vào mùa hè, hãy thay đổi chức năng của máy lạnh từ “làm lạnh” (Cool) sang “hút ẩm” (Dry), không chỉ có thể làm cho không khí trong phòng mát mẻ như trong tủ lạnh mà còn có thể ít tốn điện hơn và cũng giảm tác hại đối với cơ thể xuống mức thấp nhất.

4. Hãy mở cửa sổ sau 3 giờ mở điều hòa

Có rất nhiều người không biết rằng, khi bật điều hòa, nếu không mở cửa sổ để trao đổi khí trong vòng 3 giờ thì không khí trong phòng sẽ bị ứ đọng, và nếu không trao đổi khí trong 6 giờ thì không khí sẽ ô nhiễm nghiêm trọng, mức độ ô nhiễm này có khả năng sẽ nguy hại đến sức khỏe.

lưu ý khi dùng máy lạnh

Nếu bạn cảm thấy những hiện tượng như hít thở khó khăn hoặc bị cảm nặng hơn, buồn ngủ, phản ứng chậm chạp thì đều là do ở trong phòng bí không khí quá lâu, oxy cung cấp không đủ. Vì vậy, sau 3 giờ mở máy lạnh thì phải mở cửa sổ để thông gió.

=>Xem thêm: NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HƯ MÁY LẠNH VÀ CÁCH XỬ LÝ HIỆU QUẢ

5. Hãy để chậu nước trong phòng máy lạnh

Ở lâu trong phòng máy lạnh, không khí lạnh sẽ khiến nước mắt bốc hơi rất nhanh, dẫn đến làm khô mắt. Đồng thời cũng sẽ lấy đi lượng nước trên da và đường hô hấp, làm khô da, rát cổ.

Lúc này bạn có thể đặt chậu nước ở nơi máy lạnh thổi khí nhằm làm dịu tình trạng khô mắt, khô da. Ngay cả khi ngủ mà mở máy lạnh, đặt một chậu nước trong phòng thì ngày hôm sau thức dậy cũng sẽ không bị hiện tượng khô miệng.

6. Nằm ngủ nghiêng trong phòng máy lạnh

lưu ý khi sử dụng máy lạnh - Ngủ nghiêng khi bật máy lạnh

Vào mùa hè ngủ trong phòng máy lạnh khi thức dậy sẽ cảm thấy cổ họng khó chịu. Thường thì không khí chúng ta thở ra đều qua đường mũi, còn buổi tối khi ngủ thường mở miệng để hít thở, không chỉ bụi trong không khí dễ đi vào đường hô hấp mà không khí ra vào cổ họng sẽ khiến chúng ta cảm thấy khô miệng, rát cổ khi thức dậy.

Vì vậy, khi ngủ tốt nhất hãy thử xoay người nằm nghiêng để tránh việc thở bằng miệng cũng như việc tiết quá nhiều nước bọt.

7. Mở máy lạnh trước rồi mới đóng cửa sổ

Một điều quan trọng khi sử dụng máy lạnh đó là sau khi vào phòng hãy mở máy lạnh trước rồi mới đóng cửa sổ. Sau khi mở máy lạnh, hãy đợi chất bẩn trong máy lạnh thoát ra ngoài rồi hãy đóng cửa sổ. Việc này có thể tránh được rất nhiều bệnh về đường hô hấp như hen suyễn.

8. Đừng tắt máy lạnh nếu ra ngoài trong thời gian ngắn

Lưu ý khi sử dụng máy lạnh - Đừng tắt máy lạnh khi thời gian ra ngoài ngắn

Có nhiều người hễ ra ngoài thì sẽ tắt máy lạnh, sau khi về rồi lại mở. Việc này không chỉ tốn điện mà còn dễ gây tổn hại, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy lạnh. Thao tác quá nhiều sẽ gây hại cho máy nén và lượng 500–1000W điện áp sinh ra khi khởi động máy sẽ càng làm tốn điện.

Vì vậy, nếu ra ngoài không lâu, tốt nhất là đừng tắt máy lạnh, ví dụ như trong vòng 1 giờ, cứ để máy lạnh mở sẽ tiết kiệm điện hơn.

9. Đừng vội mở máy lạnh sau khi vào nhà

Có rất nhiều người vội vàng mở máy lạnh ngay sau khi vào nhà. Điều này rất không tốt cho sức khỏe.

Vào những ngày trời nóng bức, mạch máu sẽ giãn nở ra khi ở ngoài trời, sau khi vào nhà mở máy lạnh ngay, nhiệt độ giảm nhanh, mạch máu đang trong trạng thái giãn nở sẽ đột nhiên co lại dẫn đến huyết cáp tăng cao, thậm chí gây ra những bệnh về tim mạch và mạch máu não.

Những người có tim không được khỏe đừng vội vở máy lạnh ngay sau khi vào nhà, hãy đợi thân nhiệt trở lại bình thường rồi hẵng mở.

10. Tắt điều hòa trước khi ra ngoài khoảng 30 phút

Để tránh sức khỏe bị ảnh hưởng do đột ngột ra vào phòng điều hòa, trước khi ra khỏi phòng 30 phút, nên tắt máy điều hòa, mở cửa phòng cho không khí được lưu thông và cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài.

11. Không sử dụng máy phát điện để chạy máy lạnh

Tần số điện của máy phát có thể sai khác với tần số điện vào của máy lạnh, sự khác biệt này sẽ dẫn đến việc máy lạnh không chạy được, điện áp của máy phát không ổn định (có thể thấp hoặc cao) nên dễ gây chập, cháy máy nén hoặc bo mạch máy lạnh.

12. Không nên để máy lạnh thất thoát gió lạnh

Bạn nên làm kín các khe cửa sổ, cửa ra vào; hạn chế số lần mở cửa ra vào (lắp bộ 
lò xo đóng cửa tự động). Hãy sử dụng khi thật sự cần thiết. 

13. Không nên ở phòng điều hòa quá lâu

Ngoài giấc ngủ ban đêm bật điều hòa liên tục, thời gian còn lại trong ngày, không nên ở phòng máy lạnh hơn 4 giờ liên tục.

Nên tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu vì như vậy sẽ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.

14. Uống nước khi ở trong phòng điều hòa

Lưu ý khi sử dụng máy lạnh - uống nước thường xuyên

Chúng ta dễ bị mất nước khi ở trong phòng điều hòa lâu. Không bổ sung nước trong thời gian dài sẽ khiến da khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy. Bởi vậy cần uống nước thường xuyên và để một chậu nước dưới máy điều hòa. Ngoài ra, thỉnh thoảng nên lau sàn nhà bằng giẻ ướt.

Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn trong môi trường nhiệt độ thấp.

15. Không vào phòng điều hòa ngay khi tắm xong

Thói quen này cực kỳ nguy hiểm vì dễ gây nguy cơ cảm lạnh, viêm phổi. Nhất là với những người có bệnh tiềm tàng về mạch máu não rất có nguy cơ tai biến, có thể gây đột tử. Nếu phòng lúc đó đang bật điều hòa cũng phải tắt đi, để cơ thể thích nghi dần rồi mới bật lại.

16. Thường xuyên vệ sinh điều hòa, phòng ốc

Cần thường xuyên vệ sinh điều hòa ít nhất một tuần một lần và nên thay lọc gió từ 3 đến 6 tháng một lần. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc lưu trú trong phòng, trong máy điều hòa.

Ngoài ra, nếu ở trong phòng điều hòa không có lỗ thông gió, quạt thông khí thì cơ thể sẽ bị nhiễm khuẩn. Do đó, nên mở cửa 1-2 tiếng mỗi lần hoặc sử dụng quạt thông gió để đảm bảo trao đổi đối lưu giữa không khí trong và ngoài nhà.

17. Sử dụng điều hòa kết hợp với quạt điện

Vừa bật điều hòa và quạt trần, hoặc quạt cây, khiến chúng ta có cảm giác "tốn gấp 2 lần điện". Tuy nhiên trên, thực tế, đây lại là một trong những biện pháp đơn giản mà hiệu quả tới không ngờ trong việc làm mát căn phòng, lại tiết kiệm điện.

Khi được kết hợp, quạt điện sẽ giúp nâng cao khả năng lưu thông không khí lạnh ra khắp phòng, vừa làm mát vừa nhanh, vừa giúp chúng ta dễ chịu hơn hẳn. Điều này cũng có nghĩa là bạn không cần phải giảm nhiệt độ xuống quá thấp, nhờ đó tốn ít điện hơn. Thêm vào đó, quạt sử dụng điện ít hơn máy lạnh nên khi kết hợp cả hai thiết bị này sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng quạt trần trong khoảng 15-20 phút đầu khi khởi động điều hòa, sau đó nên tắt bớt quạt nếu trong phòng đã lạnh, tránh lãng phí điện.
Tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng

18. Không đặt máy lạnh hướng thẳng vào khu vực ngủ của trẻ

Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu để hơi lạnh trực tiếp thổi vào giường nằm của trẻ sẽ làm cho hệ hô hấp bị tấn công và có thể gây ra các bệnh thường gặp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. 

Tốt nhất nên đặt máy lạnh ở trên cao, cánh cửa gió của máy lạnh không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm và không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Ba mẹ cũng nên chú ý điều khiển chế độ quạt đảo chiều để không làm hướng gió thổi chỉ thẳng vào một nơi, đắp chăn cho bé và giữ ấm cơ thể như mặc quần áo dài tay, đeo tất, bao tay, che kín vùng cổ, bụng.

19. Uống nước thường xuyên

Rất nhiều người ngồi trong phòng có điều hòa mát mẻ nên quên cả uống nước. Thực tế càng ở phòng điều hòa, bạn càng phải uống nhiều nước để tránh hiện tượng mất nước. Hiện tượng mất nước sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở của bạn.

20. Luôn luôn tắt máy lạnh khi không còn nhu cầu sử dụng

lưu ý khi sử dụng máy lạnh - tắt khi không sử dụng

Nếu không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài, người sử dụng cần tắt cả nguồn máy (aptomat) vì nếu chỉ tắt bằng điều khiển từ xa thì máy vẫn sẽ tiêu thụ điện ngầm và vì lý do an toàn. 

Hy vọng những chia sẻ về những lưu ý khi sử dụng máy lạnh sau đây sẽ giúp bạn có thể sử dụng thiết bị một cách an toàn và ít tốn kém hơn. Mọi ý kiến thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0912 418 434 - 0911 985 435