Thi công điện âm tường là một là một phương pháp có tính thẩm mĩ cao và có mức chi phí không hề nhỏ, vì để tránh những phát sinh không đang có cần thiết phải có tay nghề cao tuân thủ đúng theo quy trình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật nối dây điện âm tường.
1. Cách đấu nối dây điện âm tường
1.1. Chuẩn bị:
Xác định vị trí cụ thể để đặt thiết bị. Từ việc xác định vị trí, có thể xác định được đường đi của dây điện.
Lên sơ đồ điện âm tường. Sau bước xác định, chúng ta sẽ thực hiện một bản đồ đường đi của hệ thống điện trong nhà mình. Bạn cần nắm vững bản sơ đồ này, và tốt nhất là lưu lại một bản vẽ. Điều này để tiện cho việc thi công, cũng như thuận lợi cho việc sửa chữa sau này nếu hệ thống điện có trục trặc.
1.2. Quy trình thực hiện:
Bước 1: Đào rãnh tường. Dùng phấn hoặc bút để vẽ lên tường theo sơ đồ đã thực hiện. Cần thực hiện chính xác bước này để đảm bảo sự hợp lý và tính thẩm mĩ.
Bước 2: Cắt tường. Dùng máy cắt tường để cắt theo các đường vẽ đã thực hiện ở bước 1. Sau đó dùng máy khoan, hoặc máy đục, đục tường theo đường cắt có sẵn. Độ rộng, hẹp hoặc độ nông sâu của tường sẽ phụ thuộc vào đường dây điện bạn muốn đi.
Bước 3: Đi ống nhựa. Cho ruột gà, hoặc ống dẫn cứng vào rãnh đã đục. Sau đó, cố định lại thật chặt bằng dây kẽm.
Bước 4: Luồn dây điện âm tường.
Bước 5: Hoàn thiện thi công. Sau khi đã đặt được đường ống và luồn dây xong xuôi, ta dùng hồ trám lại các vết rãnh đã đục.
Đấu nối dây điện âm tường mang tính thẩm mĩ
Xem thêm: Cách khử mùi ẩm mốc
2. Một số lưu ý khi đấu nối dây điện âm tường
=>Xem: Dịch vụ thi công điện giá rẻ
- Không tùy tiện lắp đặt: Bạn cần phải có kiến thức về đấu nối mạch điện mới có thể tự thực hiện lắp đặt mạng điện tại nhà.
- Không lắp chung nhiều đường dây điện: Việc này để tránh trường hợp bị nhiễu thiết bị.
- Lắp đặt ống bảo vệ: Các đường dây âm tường đều phải có ống bảo vệ, không nên đặt đường dây trong các ống thông hơi.
- Không nối tắt điện: Đặc biệt là ở các đường trục chính.
- Ống bảo vệ bằng chất liệu tốt.
- Không đặt ở những vị trí không được bảo vệ. Ví dụ như đặt dây dọc mái nhà, hoặc chôn dưới đất bên ngoài nhà.
- Không đặt dây trong tường chịu lực: Trong trường hợp rãnh đục sâu quá 1/3 độ dày của tường.
- Tính toán phần dây dự trữ hợp lý: Để tiện sử dụng về sau nếu có xảy ra sự cố cần khắc phục.
- Hiểu rõ về cách đấu nối dây điện âm tường sẽ giúp việc xây dựng nhà cửa hoặc thi công công trình hiệu quả hơn.