Mặc dù, việc làm sạch vết ố vàng trên ruột chăn ruột bông đã dùng lâu vô cùng nan giải. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tự giặt sạch phần ruột chăn dày cộm bằng máy giặt. Điện Nước Nhất Long sẽ hướng dẫn chị/em cách giặt ruột chăn bông hiệu quả nhất thông qua bài viết dưới đây nhé!

Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn mác của sản phẩm

Việc đầu tiên bạn cần làm là đọc kĩ các ký hiệu, hướng dẫn trên nhãn mác của sản phẩm. Hầu hết các ruột chăn bông đều có gắn nhãn mác với các ký hiệu hướng dẫn cách phù hợp để làm sạch.

Thông thường, chăn làm từ chất liệu sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo thì có thể giặt bằng máy. Những loại chăn làm bằng lụa thì chỉ nên giặt bằng tay, không nên dùng máy giặt. Khi giặt chăn bằng chất liệu lụa phải vò nhẹ tay, tránh ngâm trong nước quá lâu, không được vắt.  Đối với chăn gối bằng lông vũ cũng tương tự như lông thú, bạn nên hạn chế giặt và sử dụng dịch vụ giặt khô để không làm hỏng lông bên trong chăn nhé.

Chọn chu trình giặt phù hợp

Bạn nên chọn chương trình giặt nhẹ, vòng vắt ở mức thấp để giặt những ruột chăn bông nặng và dày. Nếu máy giặt bạn đang dùng có sẵn chương trình giặt chăn mền thì hãy chọn luôn chương trình này nhé.

Chú ý, chỉ cho một lượng bột giặt nhỏ vì quá nhiều sẽ làm xà phòng tích tụ bên trong lớp bông và khó có thể giặt sạch hoàn toàn. Ngoài ra, bạn có thể dùng chế độ sấy khô để giảm bớt nước thừa. Bước này không đảm bảo làm khô hết nước trong chăn nhưng vẫn tiết kiệm nhiều thời gian phơi và hạn chế nấm mốc phát triển.

Giặt ít nhất 2 lần

Hãy chắc chắn rằng bạn giặt chúng ít nhất hai lần bằng máy để đảm bảo tất cả xà phòng và nước xả đã sạch hết, không còn tích tụ trong những lớp bông nữa.

Kiểm tra trọng lượng của chăn

Cách giặt chăn bông

Việc quan trọng không kém trước khi giặt chúng là xác định trọng lượng của ruột chăn bong có phù hợp với khối lượng giặt của máy. Tuy nhiên, các máy giặt đều có tải trọng ít nhất khoảng 7kg, bạn hoàn toàn có thể giặt được 1 ruột chăn bông trong một lần. Những chiếc ruột chăn bông có kích thước dưới 180 cm x 230 cm, trọng lượng dưới 4.7 kg thì sẽ phát huy tối đa hiệu quả giặt giũ bằng máy hơn. Nếu bạn sở chiếc chăn mền quá khổ và nặng thì nên mang ra tiệm để giặt.

Lưu ý, khi giặt chăn bằng máy, bạn cần xem kỹ trong chăn có các vật như chỉ, tóc, lông thú, những vật cứng... bám vào hay không. Nếu còn, hãy lấy chúng ra ngay do những vật này có thể rơi ra trong quá trình giặt, khiến máy giặt bị hư hỏng.

Cho bóng tennis vào trong 30 phút sấy khô

Sau khi giặt xong, chăn thường bị xẹp và không êm như ban đầu, bởi vì các sợi lông bên trong vẫn chưa hoàn toàn khô. Để khắc phục tình trạng này, hãy bỏ một quả bóng tennis vào máy sấy trong vòng 30 phút cuối cùng. Bóng tennis sẽ vừa giúp đánh phồng chăn, vừa làm không khí lưu thông dễ dàng hơn và sấy khô tất cả mọi sợi lông bên trong ruột chăn.

Giũ phẳng và phơi khô dưới nắng

Giặt giũ và phơi chăn bông dưới năng

Bước cuối cùng, bạn hãy giữ phẳng ruột chăn và đem phơi ra ngoài nắng. Ánh nắng tự nhiên giúp sấy khô đến tận cùng các sợi bông ở bên trong và tiêu diệt các bào tử nấm mốc còn sót lại.