Máy lọc nước giúp loại bỏ những tạp chất gây hại có trong nguồn nước và và tạo khoáng  trong quá trình sử dụng.Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng sau một thời gian sử dụng máy lọc nước, chúng ta sẽ thấy lõi máy lọc nước  chứa đầy các cặn bẩn, nên người dùng cần vệ sinh lõi máy để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể tham khảo cách vệ sinh máy lọc nước ngay sau đây:

Vệ sinh lõi số 1 của máy lọc nước

Cách vệ sinh lõi lọc nước

Lõi số 1 trên máy lọc nước RO đảm nhiệm chức năng loại bỏ cặn bẩn, rỉ sét, tạp chất kim loại nặng. Để vệ sinh lõi số 1, bạn hãy tắt nguồn điện và dùng kìm vặn ốc của lõi. Tiếp theo, bạn đổ phần nước trong cốc rồi lấy lõi số 1 ra. Trong quá trình lấy lõi, bạn dùng 1 tay bịt 1 đầu lõi lại, cho nước vào bằng đầu còn lại. Sau đó, bạn dùng bàn chải cọ rửa bên ngoài lõi. 

Vệ sinh lõi số 2 (lõi cation) của máy lọc nước 

Bạn cũng thực hiện tháo lõi ra, rồi dùng vải mềm lau sạch lõi. Sau đó, cho lõi vào ngâm trong nước muối loãng khoảng 1-2 tiếng, rồi xả nước lại và dùng bình thường.

Vệ sinh lõi than hoạt tính

Lõi than hoạt tính có chức năng khử mùi, màu, tạo độ trong cho nước. Đặc biệt, lõi có thể loại bỏ kim loại nặng gây hại cho sức khỏe con người. Vệ sinh lõi than hoạt tính khá đơn giản, bạn chỉ cần tháo lõi lọc và ngâm với dung dịch nước muối khoảng 1 tiếng, rồi rửa lại với nước sạch là sử dụng được.

Vệ sinh lõi tạo khoáng

Đúng như tên gọi của nó, lõi tạo khoáng có chức năng tạo các chất khoáng, bổ sung khoáng chất cho nước. Muốn vệ sinh lõi tạo khoáng, bạn chỉ cần tháo lõi ra sau đó dùng vải mềm lau chùi lõi lọc cho sạch là có thể sử dụng tiếp. 

Vì sao nên thay lõi lọc định kỳ

Việc thay lõi lọc định kỳ sẽ giúp máy hoạt động trơn tru, tránh được sự cố tắc nghẽn dòng nước, tốc độ nguồn nước ra chậm hay chất lượng nước lọc ra không sạch. Ngoài ra, khi bạn chủ động thay lõi cũng sẽ bảo vệ được tuổi thọ hoạt động cho máy. 

Khi nào cần thay lõi lọc nước

Vệ sinh lõi lọc là cách hiệu quả để kéo dài tuổi thọ của lõi nhưng không phải phương pháp triệt để. Vì chúng vẫn bị bào mòn và hư hỏng sau nhiều tháng sử dụng, nên để đảm bảo khả năng lọc và an toàn sức khỏe thì tốt nhất bạn cần thay hẳn lõi lọc.

Với lõi số 1 bạn có thể quan sát bằng mắt - khi lỗi chuyển sang màu nâu và nhiều cặn bám bên ngoài. Còn với lõi số 2, 3 thì khó nhìn thấy hơn vì có cấu trúc kín. 

Những thông thường, thời gian thay lõi lọc số 1 và số 2 cách nhau khoảng 3 tháng, vì thế bạn có thể dựa vào lõi 1 để biết thời gian thay lõi 2. Và tốt nhất bạn nên ghi lại thời gian để tiện theo dõi, lõi số 1 là 3 - 6 tháng, lõi 2 từ 6 - 9 tháng, lõi 3 là 9 - 12 tháng.

Cách vệ sinh máy lọc nước

Tuy nhiên, tuổi thọ của lõi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nước đầu vào và tần suất sử dụng của gia đình bạn. Nếu bạn sử dụng nguồn nước máy từ công ty cấp nước sạch thì thời gian sử dụng lõi lọc tương đương với các con số trên. Còn nếu nguồn nước đầu vào là nước giếng khoan, nước mưa, nước sông, nước ao hồ… thì thời gian thay thế nên rút ngắn lại khoảng 2 - 4 tháng so với hướng dẫn của nhà sản xuất.

Để chủ động hơn trong việc sử dụng máy lọc nước tại nhà, Nhất Long sẽ hướng dẫn bạn tự thay lõi 1, 2, 3 tại nhà chỉ với 5 bước đơn giản.

5 bước tiến hành thay lõi lọc 1, 2, 3

Bước 1: Chọn mua lõi lọc đúng với hãng máy lọc đang sử dụng.

- Mỗi hãng đều có những tiêu chuẩn, chỉ số và cấu tạo hệ thống lõi lọc khác nhau, việc mua không đúng lõi lọc hãng đã quy định có thể bạn không lắp đặt được, hoặc sẽ không đảm bảo được hiệu suất hoạt động của máy.

- Trước khi đi mua lõi lọc, bạn phải kiểm tra kỹ xem hãng máy lọc nước nhà bạn đang sử dụng để mua cho đúng. 

- Lõi 1, 2, 3 của mỗi hãng đều có thể lắp được cho tất cả các loại máy của hãng đó, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Bước 2: Khóa van nguồn nước cấp, rút ổ cắm điện của máy lọc nước.

Bước 3: Dùng tay vặn nhựa đi kèm theo máy để mở các lõi lọc ra.

Nên có vật để hứng nước nhỏ ra nhà. Tiếp theo bạn rút 3 lõi cũ ra, vệ sinh lại cốc đựng lõi.

Bước 4: Bóc giấy bóng phía ngoài lõi lọc mới, đưa lõi lọc mới vào cốc lọc.

Chú ý: Trước khi vặn trở lại (có lõi lọc mới), nên cắm lại nguồn điện vào máy, bật lại van đầu cấp, cho máy xả nước còn tồn đọng khoảng 5 giây. Sau đó lại khóa van nguồn nước cấp và rút điện.

Bước 5: Vặn trở lại cốc lọc vào máy. Bật lại van cấp nước nguồn và cắm điện lại.