Bạn có nghe biết tới công nghệ UVC trên điều hòa hay một số thiết bị chiếu sáng? Và có muốn tìm hiểu công nghệ này là gì cũng như lợi ích mà nó mang lại khi tích hợp trên sản phẩm mà chúng ta sử dụng? Cùng tham khảo nào!

Công nghệ UVC là gì?

Công nghệ UVC là gì

UV (Ultra Violet) hay còn gọi là Tia cực tím, nó nằm trong vùng ánh sáng không thể nhìn thấy bằng mắt thường và được phân chia thành 3 nhóm: UVA, UVB và UVC.

Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời, nhưng khi chiếu xuống trái đất thì nhóm UVC bị tầng khí quyển giữ lại. Nhóm tia UVC này có bước sóng cực ngắn từ 100 - 280 nm và có tác dụng khử trùng diệt khuẩn đặc biệt hiệu quả, lại an toàn, được các nhà khoa học tái tạo và ứng dụng trong phòng chống dịch bệnh.

Công nghệ UVC là công nghệ nghiên cứu sử dụng nhóm tia cực tím UVC tích hợp vào các sản phẩm điện tử, điện gia dụng,... để mang đến hiệu quả tiêu diệt các chất gây hại.

Cơ chế hoạt động của UVC

Công nghệ UVC là công nghệ diệt khuẩn bằng đèn bức xạ, phát tia UVC lên các bề mặt hay vào trong không khí. Các bề mặt hay luồng khí tiếp xúc trực tiếp với tia UVC sẽ được khử khuẩn nhờ khả năng tiêu diệt một cách nhanh chóng các chất gây hại, vi khuẩn, virut của UVC.

Hiệu quả của việc khử trùng bằng tia UVC liên quan trực tiếp đến liều lượng tia UV được dùng, do đó hiệu quả của nó có thể được đo lường một cách đơn giản khi thiết kế hệ thống đèn trên các thiết bị sử dụng công nghệ này.

Lợi ích của công nghệ UVC

Công nghệ UVC là gì

- Công nghệ đèn UVC được áp dụng trong các giải pháp khử khuẩn bề mặt, khử khuẩn vật thể, và khử khuẩn trong không khí để phòng tránh các rủi ro lây  nhiễm vi sinh, được chứng minh là an toàn và hiệu quả.

- Công nghệ phát tia UVC được thử nghiệm và chứng minh có hiệu quả trong ức chế virut với hiệu suất lên đến 99.998%. Kết quả thử nghiệm cho thấy virut không còn được phát hiện sau vài giây tiếp xúc với ánh sáng UVC.

Dựa trên dữ liệu thí nghiệm được thực hiện bởi Phòng Thí Nghiệm Các Bệnh Truyền Nhiễm Mới Quốc Gia (NEIDL) tại đại học Boston, trong điều kiện phòng thí nghiệm, khi chiếu xạ nguồn sáng UVC lên 1 bề mặt vật liệu đã phơi nhiễm virut SARS-CoV-2 thì với liều lượng 5mJ/cm2 giúp giảm 99% virut trong 6 giây chiếu bức xạ, và liều bức xạ 22 mJ/cm2 giúp giảm đến 99.9999% trong 25 giây.

Giấy chứng nhận của Phòng Thí Nghiệm Các Bệnh Truyền Nhiễm Mới Quốc Gia (NEIDL)

- Công nghệ UVC thân thiện với môi trường, nó là một quá trình vật lý, không sử dụng các hóa chất độc hại, không tạo ra khí ozone.

- Bức xạ UVC khác với UVA và UVB, nó không có tác hại khi dùng quá nhiều, an tâm để sử dụng khử khuẩn cho không gian sống hay các đồ dùng gia đình,...

Khi được khử khuẩn bằng công nghệ này, không gian hay đồ dùng sẽ trở nên sạch sẽ, giảm thiểu nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, an toàn cho cả người, vật và môi trường, đồng thời là công nghệ dễ lắp đặt, vận hành và bảo trì, tiết kiệm chi phí đầu tư.