Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người vì nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn. Tụ bù có thể giảm tổn hao công suất và nâng cao công suất phản kháng để giảm lượng tiền điện phải trả. Vậy thực sự tụ bù là gì và có tiết kiệm điện không? Hi vọng qua bài viết dưới đây sẽ có thể giải đáp cho các bạn những câu hỏi trên.
Tụ bù là gì? Có những loại tụ bù nào?
Tụ bù là loại thiết bị đang được sử dụng rộng rãi khá nhiều nơi tại các hộ gia đình. Vậy cùng tìm hiểu về tụ bù nhé.
Định nghĩa tụ bù
Tụ bù là một hệ gồm hai vật đặt gần nhau được ngăn cách bởi một lớp cách điện. Nó có tác dụng tích và phóng điện trong mạch điện thường được đặt trong một bình hàn kín, hai đầu bản cực được đưa ra ngoài.
Công dụng của tụ bù
- Thường được sử dụng với mục đích tăng công suất phản kháng để nâng cao công suất nhằm đảm bảo hoạt động của mạng lưới điện.
- Đảm bảo an toàn và làm hệ thống điện hoạt động thông minh hơn ổn định hơn.
Tụ bù tiết kiệm điện là gì
Có thể bạn quan tâm
- Hãy xem tư vấn mua máy lạnh tiết kiệm điện để biết cách chọn lựa máy lạnh hợp lý nhất.
- Tìm hiểu electricity saving box có thực sự tiết kiệm điện như lời quảng cáo.
Phân loại tụ bù như thế nào?
Việc phân loại tụ bù sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn tụ phù hợp với nhu cầu. Dưới đây là một số cách phân loại thông dụng hiện nay.
Dựa vào điện áp
Tụ bù 1 pha
Gồm các loại điện áp 230V, 250V. Thường được sử dụng trong các hộ gia đình nhỏ và nơi tiêu thụ ít điện.
Tụ bù 3 pha
Thường được sử dụng cho các loại điện áp khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là hai loại 415V và 440V.
Tụ bù điện này thường được lắp đặt trong các hệ thống điện áp ổn định và ở mức điện chuẩn. Tụ bù điện 3 pha được sử dụng nhiều trong các hệ thống công trình lớn như bệnh viện, chung cư,… hay các nhà máy, khu công nghiệp,…
Dựa vào cấu tạo
Tụ bù khô:
- Tụ bù khô là loại tụ được cấu tạo có hình tròn dài và khá gọn. Nhờ cấu tạo nên dễ dàng trong việc lắp đặt và sửa chữa. Nó chiếm diện tích rất nhỏ trong tủ điện.
- Tụ bù khô thường được lắp đặt trong các hệ thống có công suất hoạt động nhỏ, chất lượng điện khi sử dụng tụ này thường tương đối tốt.
- Tụ bù khô có giá thành khá thấp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng nhỏ như hộ kinh doanh nhỏ lẻ hay gia đình…
Tụ bù dầu:
- Tụ bù dầu là loại tụ có cấu tạo hình chữ nhật, có thiết kế có độ bền cao hơn tụ bù khô.
- Tụ bù dầu được sử dụng cho tất cả các loại hệ thống, mạng lưới điện đặc biệt là các hệ thống có công suất lớn, cần thiết bị hỗ trợ và bù lại một lượng công suất lớn.
- Tụ bù dầu thường được lắp đặt trong các doanh nghiệp sản xuất lớn hay các trường học, cơ quan…
Vậy tụ bù có tiết kiệm được điện thật không?
Trong hệ thống sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của các gia đình hay doanh nghiệp – việc sử dụng điện đang được chú ý. Vì sử dụng nhiều thiết bị cảm kháng như các động cơ, biến áp,… các thiết bị đo tiêu thụ công suất hữu công P (kW) và vô công Q (kVar) gây hao tổn cho hệ thống điện sử dụng. Với những tác động đó gây nên sự quá tải, sụt áp,… ảnh hưởng nghiêm trọng.
Giải pháp lắp tụ bù là để giảm công suất phản kháng cũng như tăng công suất. Cũng là để giảm chi phí khi sử dụng điện mà không vi phạm luật pháp. Luật quy định cosφ phải đạt thấp nhất là 0.9. Nếu sử dụng dưới thì có thể bị phạt tiền nhưng với phương thức sử dụng tụ bù thì bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều mà không phạm luật.
Vì bạn có thể cài đặt luôn ở ngưỡng 0.9 cho tụ. Tụ bù còn giúp hệ thống điện được bảo vệ và không gây hao tổn nhiều trên đường dây dẫn làm tăng tuổi thọ hơn cho dây và tiết kiệm chi phí đầu tư vào các thiết bị có chức năng tương tự.
Nguyên lý hoạt động của tụ bù
Hoạt động chủ yếu của tụ bù là dựa trên nguyên lý nâng cao công suất phản kháng. Công suất phản kháng là công suất không sinh ra công hữu ích trong quá trình biến đổi từ điện năng thành dạng năng lượng khác.
Càng hiện đại thì nhu cầu về sử dụng điện để tải các thiết bị (công suất tác dụng) ngày càng tăng. Vì thế công suất phản kháng phải đáp ứng đủ thì mới có thể hoạt động hệ thống tốt được. Tổng hợp của hai công suất trên gọi là công suất biểu kiến có đơn vị là VA hoặc KVA. Ba loại công suất này có một mối quan hệ qua công thức:
S2 = P2 + Q2
P = S. cosϕ
Q = S. sinϕ
Trong đó:
S là công suất biểu kiến
P là công suất tác dụng
Q là công suất phản kháng
Với các công thức trên thì hệ số cos ϕ càng nâng cao thì khi tải điện sẽ sinh ra càng nhiều công. Khi bạn sử dụng tụ bù- thiết bị chỉ cung cấp công suất phản kháng, sẽ giúp cho công suất tác dụng tăng lên.
Trong quá trình truyền tải điện năng, dòng điện sẽ làm dây dẫn bị nóng lên. Điều này tạo ra khả năng sụt áp trên đường dây tải điện. Dòng điện tỉ lệ với công suất biểu kiến nên khi sử dụng tụ bù thì sẽ có tác dụng:
- Đường dây dẫn sẽ trở nên mát hơn
- Có thể giúp đường dây tải được nhiều hơn
Hi vọng qua bài viết trên bạn có thể trả lời câu hỏi “tụ bù có thực sự tiết kiệm điện không?”. Những thông tin trên có thể giúp các bạn chọn cho mình tụ bù phù hợp với nhu cầu của bạn.